Trending
Loading...
Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Nuôi trùn quế tại hộ gia đình cần chuẩn bị những gì?

Nuôi trùn quế tại hộ gia đình cần chuẩn bị những gì? Chia sẻ cách nuôi trùn quế cơ bản để giúp bà con mới nuôi trùn nắm được các kỹ thuật cơ bản nhất.

Mô hình nuôi trùn quế đã phổ biến tại nhiều nơi, nhưng với bà con mới nuôi và muốn nuôi thử nghiệm thì còn khá bỡ ngỡ. Với kinh nghiệm nuôi trùn quế của trang trại nuôi trùn quế giống KIM GIA TRANG sau đây sẽ chia sẻ với bà con các bước chuẩn bị nuôi trùn quế tại hộ gia đình:

Các mô hình bà con có thể chuẩn bị nuôi trùn:

1/ Nuôi trùn quế trong thùng – hộp :
Tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ mà bạn có thể làm chuồng phù hợp , nếu bạn thích tận dụng các vật dụng trong nhà như : thùng , hộp , thì bạn có thể sử dụng là chúng , có thể làm kệ dễ tiết kiệm đất , bạn có thể làm kệ theo nhiều tầng để tiện cho việc chăm sóc và ít tốn diện tích.

Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chỗ thoát, để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín, không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng làm bằng gỗ hoặc nhựa.

nuoi-trun-que-tai-ho-gia-dinh-can-chuan-bi-nhung-gi
Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm, để khi chồng lên nhau vẫn có kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống. Nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon. Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70 x 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

2/ Nuôi trùn quế trong luống , hố đất
đây là cách dùng thương xuyên được các hộ nông dân dùng vì thường chăng nuôi lớn và vượt tượt rông rãi nên làm cách này năng xuất cao hơn gian sinh sôi nảy nở nhiều hơn 😀
-Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 – 0,5 m, rộng 1 – 1,2 m, dài 2, 3, 4 m tùy yêu cầu. Xung quanh hố có rãnh thoát nước. Cũng có thể nuôi giun theo kiểu đắp luống trên mặt đất. Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài từ 2 – 4 m. Xung quanh luống quây ván, thân cây chuối, bao bì đựng thức ăn, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân nuôi không tràn ra ngoài. Trong điều kiện chưa có vốn, chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Trên luống có mái che, mái cách mặt luống khoảng 1 m. Luống nuôi giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.
3/ Nuôi trong chuồng có ngăn bể xây:
Nếu nuôi giun quy mô lớn nhằm kinh doanh thì nên xây chuồng trại . Có thể làm lán mái riêng để che mưa và che nắng hoặc bạn có thể tận dụng gian nhà sẵn có để làm chuồng. Tùy vào diện tích đất ta có thể xây chuồng dài rộng hẹp tùy ý. Thông thường chuồng được xây ngang 1 met 50, cao tầm 0,40 m, dài tùy thuộc vào diện tích mỗi nơi. bạn có thể Có thể xây dựng các ô liền nhau thành từng hàng dài. Ở hai mặt đối diện nhau mỗi ô nuôi chứa mỗi bên một cặp lỗ nhỏ để thoát nướcvà Chuồng nuôi giun được quây bằng gạch hoặc bằng ván gỗ . Tuỳ theo lượng trùn giống ban đầu mà quây ô chuồng nuôi giun rộng, hẹp khác nhau với mức10 – 12 kg giun giống sinh khối giun quế / m2. Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 10cm- 20 cm, sau đó nâng cao dần đần theo lượng phân cho vào nhiều lên nhưng không quá 40cm bạn nhé. Chuồng được che phủ bằng lá dừa, lá cọ, rơm, rạ là tốt nhất, vì tạo được bóng mát và giữ được độ ẩm cao cho trùn quế . Tuy nhiên chuồng trại phải bảo đảm sự thông thoáng và không khí phải ra vào lưu thông.

nuoi-trun-que-tai-ho-gia-dinh-can-chuan-bi-nhung-gi-1

Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn quế: 

Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc giun. Không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun bị thương.
– Tấm che phủ: Thường làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói là tốt nhất. Đặc điểm của giun là ăn và cặp đôi sinh sản thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên bề mặt luống, ăn thức ăn và sinh sản, tăng năng suất nuôi giun; Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.
– Gáo múc thức ăn: Có thể dùng ca múc nước bằng nhựa có cán (loại 1 – 2 lít) hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán bằng tre trúc, dài khoảng 1 – 1,5 m.

Chuẩn bị trùn quế giống 

Nên liên hệ với các trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khoẻ, chất lượng cao. Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng sinh khối (có lẫn cả giun bố mẹ, giun con, trứng kén giun chưa nở và cơ chất mà giun đang sống quen), để giun không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh.

Có thể bạn cần: Giá trùn quế giống tại Hà Nội

nuoi-trun-que-tai-ho-gia-dinh-can-chuan-bi-nhung-gi-2
Ủ chất thải hữu cơ làm thức ăn cho giun:
Ngoài phân tươi của gia súc ăn cỏ là có thể cho giun ăn trực tiếp, ta có thể ngâm phân tươi đó với phân chuồng đã ủ hoại làm thức ăn cho giun bằng các hỗn hợp sau:
– 50 kg cỏ khô hay rơm rạ, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, …
– 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, … )
– 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, …)
Tổng cộng được 1000 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắc thanh tre, nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian tối thiểu 3 tuần thì phân hoai. Riêng rơm đã mủn sẵn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc cách nuôi giun quế gì khác trong quá trình nuôi có thể đến tận nơi trang trại nuôi trùn quế KIM GIA TRANG  tại đông Anh – Hn hoặc Vĩnh Phúc, hoặc liên hệ để được tư vấn:  0913.005.426 (Mr Kim)

The post Nuôi trùn quế tại hộ gia đình cần chuẩn bị những gì? appeared first on Goweb.edu.vn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Goweb.edu.vn All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top